Bướu cổ - bệnh có thể phòng

Các nghiên cứu về bệnh bướu cổ cho thấy chế độ dinh dưỡng và nước uống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ. Chính vì vậy, bệnh này có thể đề phòng bằng các biện pháp bổ sung muối i-ốt qua một số thực phẩm, nước uống, dầu i-ốt tiêm hoặc uống. Trong đó, bổ sung i-ốt qua muối ăn được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất. 


Tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, chị Hà Thị Thu Cúc, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đang chuẩn bị xuất viện. Chị vẫn chưa thể nói chuyện được nhưng sắc mặt đã hồng hào và sức khỏe đã khá hơn. Theo lời kể của người nhà chị Cúc, cách nay khoảng 2 tháng, chị phát hiện ở cổ nổi cục u nhỏ bằng lóng tay. Sau đó, khối u này nhanh chóng phát triển, to bằng cùm tay. Kèm theo đó, chị Cúc thường bị nhức đầu, chóng mặt... Đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chị bị mắc bệnh bướu giáp nhân, phải mổ cắt bỏ bướu.

Chị Nguyễn Thị Như Thảo, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, cũng mắc bệnh bướu cổ khoảng 3- 4 tháng nay nhưng là dạng bướu đơn thuần, kích thước nhỏ. Vì vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, chị điều trị nội khoa- uống thuốc kết hợp chế độ ăn uống, bù lượng thiếu hụt i-ốt. Chị Thảo nói: “Ban đầu, tôi cảm thấy cổ mình bị vướng, rờ trên cổ nổi cục nhỏ, khó chịu. Tôi đến Trung tâm y tế Dự phòng thành phố khám, mới biết bị bướu cổ. Tôi rất lo lắng nhưng được bác sĩ tư vấn chỉ cần uống thuốc theo toa và ăn bổ sung i-ốt, từ từ sẽ hết nên tôi cũng an tâm phần nào”.

Chị Cúc và chị Thảo là 2 trường hợp mắc bướu cổ được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, bệnh nhân bướu cổ, nếu phát hiện trễ, bướu quá to hay bướu độc sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết: “Cùng là bệnh bướu cổ nhưng tùy từng trường hợp cụ thể, bướu cổ loại gì mà có hướng điều trị khác nhau. Nếu là bướu cổ đơn thuần, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc kết hợp sử dụng các thức ăn có i-ốt hoặc muối i-ốt. Đối với bướu nhân đơn thuần đã điều trị nội khoa thất bại thì phải chuyển sang phẫu thuật. Trường hợp bướu nang, kích thước nhỏ, có thể điều trị bằng cách chọc hút...”.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, bệnh bướu cổ thường gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do các rối loạn thiếu i-ốt. Phần lớn bệnh nhân mắc bướu cổ là đối tượng nhạy cảm với thiếu i-ốt: trẻ em từ 8-12 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở khu vực Tây Nam Bộ, bệnh nhân bị bướu cổ đa phần là bướu đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa từ 6- 8 tháng. Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo: “Nếu người bệnh phát hiện vùng cổ to ra, thấy vướng và khó thở, nên nhanh chóng đến cơ cở y tế để khám, phát hiện và điều trị sớm. Phát hiện trễ, bướu quá to sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của bệnh nhân và gây khó khăn cho việc điều trị”.

Theo thống kê của Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, khoảng 80% bệnh nhân bướu cổ đến khám và điều trị là dạng bướu cổ đơn thuần. Tương tự, tại Khoa Sốt rét - Nội tiết, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Cần Thơ, bình quân mỗi tháng, có khoảng 200 lượt bệnh nhân đến khám bướu cổ. Trong đó, bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ đơn thuần chiếm trên 65%. Theo bác sĩ Huỳnh Thị Liễu, Khoa Sốt rét - Nội tiết, nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy người dân ở vùng ngập lũ nhiều, có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ khá cao. Bác sĩ Liễu nói: “Biến chứng của bướu cổ là kích thước vùng cổ to lên, gây chèn ép khí quản, thực quản, dây thần kinh nên người bệnh cảm thấy khó thở, khó nuốt, nhức đầu... Để phòng bệnh bướu cổ, nên chú ý bổ sung đầy đủ i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày”.

Theo các bác sĩ, có nhiều phương pháp bổ sung i-ốt; trong đó, phương pháp tốt nhất là bổ sung i-ốt qua đường ăn uống. Việc bổ sung i-ốt phải phù hợp với nhu cầu sinh lý, phải liên tục, lâu dài kể cả sau khi thanh toán các rối loạn do thiếu i-ốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày cho các đối tượng ở các lứa tuổi như sau: thanh thiếu niên và người trưởng thành: 150 mcg/ngày; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 200 mcg/ngày; trẻ em từ 1-11 tuổi: 90-120 mcg/ngày; trẻ sơ sinh 0-12 tháng: 50 mcg/ngày.

Bướu cổ không phải là bệnh khó trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng. Trong trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật thì với những tiến bộ của y học hiện nay, đó không phải là điều đáng ngại. Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng đã thực hiện mổ nội soi bướu cổ. Đặc biệt, đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất, khoa học, phù hợp. Bác sĩ Huỳnh Thị Liễu khuyên: “Khi nghi ngờ bị bướu giáp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, tư vấn, xác định loại bướu, từ đó, có hướng điều trị phù hợp. Bướu cổ đơn thuần không phải là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên quá lo lắng. Mặt khác, mọi người cần có ý thức bổ sung lượng i-ốt đầy đủ bằng cách sử dụng muối i-ốt hoặc các loại thức ăn có chế phẩm i-ốt để phòng bệnh”. 


__________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com