Bệnh basedow có thể gây tử vong

Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoóc môn. Hàm lượng hoóc môn giáp cao trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Tại bệnh viện Nội tiết trung ương, basedow chiếm 40% trên tổng số người đến khám, 95% bệnh nhân là nữ.


Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết, cho biết, basedow (nhiễm độc giáp) thường thể hiện ở các dạng bướu đa nhân hoặc đơn nhân độc, u lá nuôi, tăng bài tiết... Biểu hiện sinh học bệnh là một bướu lan tỏa và một bướu mạch, phì đại và tăng sinh nhu mô.

Nhiễm độc giáp thường xuất hiện sau một chấn thương tinh thần hoặc thực thể. Phần lớn bệnh nhân do kém hiểu biết đã để bệnh tiến triển khá nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém gấp nhiều lần.

Nhiễm độc giáp không lây lan từ người bệnh sang người lành trong sinh hoạt hằng ngày mà mang yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính chất gia đình của bệnh. Nếu bố hoặc mẹ bị nhiễm độc giáp thì con cái cũng dễ mắc bệnh này. 
Bệnh diễn biến thành từng đợt cấp nối tiếp nhau, kết cục là người bệnh bị suy kiệt và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người vẫn cho rằng, nhiễm độc giáp chỉ gây nguy hiểm khi u to, chèn lên các cơ quan khác; và bệnh nhân tử vong là do các tế bào lạ, các khối u giống như bệnh ung thư. Nhưng thực ra, các biến chứng mới là nguyên nhân gaya tử vong. Nhiều người không biết điều này nên khi bệnh biến chứng sang tim hoặc thần kinh lại chỉ chữa bệnh tim mà không chữa "gốc" của bệnh là nhiễm độc giáp.
Tiến sĩ Bình cũng cho biết, khi có biến chứng tim mạch, bệnh nhân bị tăng nhịp tim, tăng tốc độ tuần hoàn, làm tiêu thụ ôxy ngoại vi và làm tăng tải tim, đồng thời làm giãn mao mạch và mạch máu ngoại vi, dẫn đến hiện tượng lượng máu trở về bị tăng cao. Basedow cũng có biến chứng trên hệ chuyển hoá và nội tiết, dẫn đến tăng đường máu, tăng acid béo tự do... Bệnh còn tác dụng lên chức năng sinh dục, biểu hiện ở phụ nữ là lãnh đạm trong chuyện chăn gối, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; ở nam giới là tình trạng liệt dương, vú to.
Basedow còn gây rối loạn chuyển hoá nước và điện giải, tăng lưu lượng máu đến thận dẫn đến tăng mức lọc cầu thận, tăng tái hấp thu ống thận, tiểu nhiều. Bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn chuyển hoá canxi - phospho dẫn đến tăng huỷ xương, tăng canxi niệu; ảnh hưởng lên gan, lên hệ tạo máu...
Ngoài việc phải đi khám bệnh định kỳ, bệnh nhân có thể tự phát hiện sớm basedow qua các dấu hiệu: nhịp tim nhanh (>90 lần/phút), bướu cổ, run đầu chi, các tổn thương về mắt, gầy sút không rõ căn nguyên. Các dấu hiệu khác gồm da ấm, ẩm, mịn (ở giai đoạn đầu), trên da có thể có các chấm, mảng bạch biến; rối loạn tiêu hoá (phân có máu, phân nát, phân sống đi nhiều lần trong ngày, táo bón); tiểu nhiều; liệt chi dưới, rụng tóc, bạc tóc, viêm quanh khớp vai...
Tùy mức độ và tính chất của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc, iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.

____________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Bướu cổ đơn thuần có cần phẫu thuật?


Buou co don thuan co can phau thuat
Tôi bị bệnh bướu cổ đã hơn 10 năm nay. Đi khám BHYT, chẩn đoán bướu cổ đơn thuần, BS có cho uống thuốc hơn 6 tháng, siêu âm lại vẫn không thấy bớt. Gần đây tôi có cảm giác khó thở, nuốt vướng.
Xin hỏi: 1) Bệnh của tôi có cần phẫu thuật không? Nếu phẫu thuật sẽ hết bệnh không? 2) Cách ăn uống như thế nào để trị bướu cổ? 3) Có thể dùng đậu nành và các sản phẩm, thuốc Vit E chiết xuất từ đậu nành không? 4) Nên hay không nên sử dụng muối iod hằng ngày thay muối thường? 

Trả lời
Bệnh bướu giáp đơn thuần (thường gọi là bướu cổ đơn thuần) có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một trong số đó là do thiếu iod. Hậu quả của thiếu iod còn nặng nề hơn, bởi có thể dẫn đến suy giáp và chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ em cũng như người lớn.
Do vậy, việc ăn đầy đủ chất iod là điều cần thiết cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở những nơi xa biển. Ngoại trừ một số người có tình trạng cường giáp (dư hormon giáp) thì cần phải hạn chế ăn muối iod nhằm giảm sự sản xuất hormon giáp của cơ thể. Như vậy, nếu bạn không bị cường giáp thì việc ăn muối iod không gây trở ngại gì.
Một số nguyên nhân khác gây ra bướu giáp, lúc đầu là bướu giáp đơn thuần nhưng sau đó có thể diễn biến khác, trở thành suy giáp hoặc cường giáp. Các trường hợp bướu giáp đơn thuần ít khi cần đến phẫu thuật, ngoại trừ gây ra chèn ép đường thở hoặc vì lý do thẩm mỹ.
Triệu chứng vướng cổ, khó thở có lẽ là do bướu lớn lên. Nếu bạn đã có những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần đi khám để kiểm tra lại nguyên nhân cũng như đánh giá sự tiến triển của bướu và chức năng tuyến giáp hiện tại. Trong trường hợp cần đến phẫu thuật thì tùy vào khối lượng tuyến giáp cắt bỏ, diễn tiến sau đó có thể là trở lại bình thường (xem như khỏi bệnh), vẫn còn bướu giáp hay có thể dẫn đến suy giáp vĩnh viễn và cần uống hormon giáp thay thế (suốt đời). Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mổ cắt một bướu giáp đơn thuần.
Thói quen ăn nhiều thức ăn chứa chất làm cản trở sự hấp thu iod có thể gây ra bướu giáp và suy giáp (trong bắp cải, củ cải, đậu nành…). Không nên ăn nhiều loại thức ăn này khi không được nấu chín. Việc dùng vitamin E không ảnh hưởng đến bướu giáp.
+ Tôi năm nay 32 tuổi. Tôi bị bướu cổ 5 năm nay, nay thấy to đi khám ở Bệnh viện nội tiết trung ương, bác sĩ chỉ định là bị bướu cổ lan toả, phải mổ để cắt bỏ hết tuyến giáp và phải uống thuốc hỗ trợ tuyến giáp đó đến già. Tôi xin được hỏi: nếu cắt bỏ hết tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Tôi có khả năng béo lên không hay vẫn sẽ gầy như trong thời gian bị bệnh? (Nguyen My Khanh)
- Trường hợp của bạn, cần xác định nguyên nhân của bướu giáp. Xin nói thêm, một số nguyên nhân gây bướu giáp có thể xét nghiệm chẩn đoán được, một số trường hợp thì không xác định được nguyên nhân.
Tùy vào nguyên nhân, bướu giáp có những diễn tiến khác nhau. Việc chỉ định mổ cắt tuyến giáp cho trường hợp bướu giáp đơn thuần cần được cân nhắc kỹ, bởi việc cắt bỏ tuyến giáp có thể có biến chứng và dẫn đến suy giáp vĩnh viễn, cần phải uống thuốc suốt đời. Việc tăng cân của bạn không liên quan đến phẫu thuật cắt tuyến giáp.

________________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

BỆNH BASEDOW, BAO GIỜ CẦN MỔ?

BỆNH BASEDOW LÀ GÌ?

Năm 1835, bác sĩ người Mỹ Robert James Graves đã mô tả một loại bệnh bao gồm các triệu chứng tăng chuyển hóa, bướu giáp lan tỏa và lồi mắt. Một thời gian sau, vào năm 1840, Karl Aldoph Von Basedow đã nghiên cứu đầy đủ về bệnh này và từ đó bệnh được mang tên ông. Ở Việt Nam, người ta vẫn quen gọi Basedow là bệnh bướu cổ lồi mắt.
Trong thực tế lâm sàng, bệnh Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: Bệnh nhân ăn nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, sụt cân rất nhiều, run tay v.v... và kèm theo bướu giáp lan tỏa.
Việc xác định chẩn đoán cần có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch. Ngoài việc khám lâm sàng, cần phải làm thêm một số xét nghiệm chuyên biệt, trong đó quan trọng nhất là các xét nghiệm định lượng hormone tuyến giáp: T3, T4 & TSH. Trong một số trường hợp gặp khó khăn trong chẩn đoán, cần làm thêm xét nghiệm xạ hình và xạ ký tuyến giáp với iode đồng vị phóng xạ.

NHỮNG AI THƯỜNG MẮC BỆNH BASEDOW?

Basedow là một bệnh phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung và các bệnh nội tiết nói riêng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động của bệnh nhân.
Ở các nước phương Tây như Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm từ 0,02-0,4% dân số, còn các vùng miền Bắc nước Anh tỷ lệ này lên đến 1%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cũng khá cao, chiếm từ 10-39% những người có bướu giáp đến khám tại bệnh viện.
Trong số những người bị bệnh có đến trên 80% là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21-30 tuổi. Ðiều này rất quan trọng trong vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị.

NGƯỜI BỆNH SẼ RA SAO NẾU KHÔNG ÐƯỢC ÐIỀU TRỊ?

Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh.
Khi bị cơn bão giáp, bệnh nhân sẽ sốt cao 40-410C, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, tim đập rất nhanh, có khi lên đến trên 150 lần một phút hoặc bị rung thất.


CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ BASEDOW?

Mặc dù đến nay, những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của Basedow đã tương đối rõ ràng, nhưng vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh.
Trong điều trị Basedow, chủ yếu vẫn là điều trị cường năng tuyến giáp bằng một trong ba phương pháp căn bản: Ðiều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bằng iode đồng vị phóng xạ. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình hình bệnh tật, điều kiện xã hội, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bệnh nhân cũng như kinh nghiệm của người thầy thuốc.
Ðiều trị bằng thuốc
Trong điều trị Basedow, dù lựa chọn phương pháp nào thì điều trị nội khoa vẫn là một phương pháp hữu hiệu để đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp và là cơ sở để giúp các phương pháp điều trị khác đạt kết quả tốt hơn. Trong điều trị nội khoa, thuốc kháng giáp tổng hợp vẫn là loại thuốc căn bản hàng đầu, các thuốc khác chỉ có vai trò hỗ trợ cho điều trị đạt kết quả tốt hơn. Mỗi loại thuốc sẽ tác dụng theo một cơ chế khác nhau. Việc điều trị thường chia làm hai giai đoạn: Tấn công và duy trì. Thời gian điều trị thường khá dài, từ 6-18 tháng, nếu điều trị càng lâu tỷ lệ tái phát càng thấp. Ðiều trị nội khoa đem lại một số ích lợi cho bệnh nhân như: ít biến chứng, không phải trải qua một cuộc phẫu thuật (là điều mà hầu hết người bệnh nước ta rất sợ). Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những điểm bất lợi như tỷ lệ tái phát rất cao (lên đến 75%), bệnh nhân bị một số biến chứng của việc dùng thuốc kháng giáp tổng hợp lâu dài và nhất là việc tồn tại của bướu giáp (gây mất thẩm mỹ và là nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân phải đi điều trị).
Ðiều trị bằng iode đồng vị phóng xạ
Ðược áp dụng trên thế giới từ năm 1948 và ở Việt Nam năm 1978. Bệnh nhân sau khi được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp sẽ uống một liều chất iode phóng xạ. Trong cơ thể, chất này sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp và làm giảm khả năng tổng hợp các hormone của tuyến giáp là chất gây ra bệnh. Phương pháp này có ưu điểm là bệnh nhân có thể khỏi bệnh sau khi sử dụng một liều thuốc, tránh được các biến chứng của phẫu thuật. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm quan trọng như: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc dùng iode đồng vị phóng xạ không điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, bướu giáp vẫn còn ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ và đôi khi làm suy giáp rất trầm trọng, làm nặng thêm các biến chứng về mắt (đặc biệt là làm mắt lồi hơn). Chính vì vậy, trong thực hành bệnh viện, chỉ nên sử dụng phương pháp này cho những bệnh nhân có thể bệnh nặng, trên 40 tuổi, bệnh kháng với thuốc kháng giáp tổng hợp, bị biến chứng nặng nề về tim mạch không thể tiến hành phẫu thuật, những bệnh nhân không muốn mổ v.v...
Ðiều trị bằng phẫu thuật
Mục đích của điều trị Basedow bằng phẫu thuật là cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, chỉ giữ lại một phần nhỏ để duy trì chức năng tạo hormone bình thường. Mặc dù cuộc mổ có thể gây ra một số tai biến và biến chứng ngoài mong muốn như: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ..., nhưng ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của y học và kỹ thuật mổ, tỷ lệ biến chứng trong các ca mổ tuyến giáp còn rất thấp, dưới 1%. Nhiều trung tâm và bệnh viện đã đạt đến trình độ nghệ thuật trong mổ bướu giáp - như lời của tác giả Pemberton.
Hiện ở nước ta, việc điều trị Basedow bằng phẫu thuật đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân chọn lựa vì giá thành của cuộc mổ khá rẻ so với các phương pháp điều trị khác, giải quyết nhanh tình trạng bệnh tật cho bệnh nhân và nhất là giải quyết được bướu giáp (hợp với quan điểm thẩm mỹ và là mối lo lắng, nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh tìm gặp thầy thuốc).

BỆNH BASEDOW - BAO GIỜ CẦN MỔ?

Hiện nay, theo những tài liệu và kinh nghiệm của các thầy thuốc ngoại khoa, người ta thường mổ cho những bệnh nhân thuộc bốn nhóm sau:
1. Những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 3-6 tháng, nhưng nếu ngừng điều trị bệnh sẽ tái phát, tình trạng cường giáp tuy ổn định nhưng bướu giáp không nhỏ lại, thậm chí còn to ra thêm.
2. Bệnh Basedow với bướu giáp to, có các biểu hiện chèn ép gây khó thở hoặc ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của bệnh nhân.
3. Bệnh nhân có bướu giáp thòng, không bị dị ứng hay phản ứng với các loại thuốc dùng để chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân Basedow nhưng không trong tình trạng thai nghén.
4. Những bệnh nhân tuy đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, nhưng cần phải phẫu thuật để tránh bệnh tái phát và vì những lý do rất tế nhị nhưng thực tế như kinh tế, nghề nghiệp, xã hội và thẩm mỹ. Theo một số chuyên gia hàng đầu về Basedow thì những lý do này chiếm một tỷ lệ rất lớn trong số những bệnh nhân đến khám và yêu cầu phẫu thuật.

___________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Cổ to có phải là bị bướu cổ không?

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng  điều hòa nhiều hoạt động  sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh cường tuyến giáp trạng, suy tuyến giáp trạng, bướu lành tuyến giáp trạng và ung thư tuyến giáp trạng rất nguy hiểm.


Cơ chế hoạt động  của tuyến giáp trong cơ thể:

Giáp trạng (thyroid) là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động  của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế như sau: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4. Khi nồng độ T4 trong máu giảm, tuyến yên lại tiết thêm TSH, thúc đẩy tuyến giáp tiết đủ lượng T4 cần thiết. Ngược lại nếu nồng độ T4 trong máu đã đủ hoặc cao thì tuyến yên tiết ít TSH đi, theo đó tuyến giáp sẽ tiết ít T4 phù hợp với nhu cầu cơ thể. Do đó khi có rối loạn về thần kinh và thể dịch, sẽ dẫn đến các bệnh của tuyến giáp. Dưới đây xin đề cập tới các bệnh thường gặp của tuyến giáp.

Để phát hiện ra các bệnh về tuyến giáp quan trọng  nhất là xét nghiệm lượng T4 và TSH;

Bướu lành tuyến giáp:

Bướu lành tuyến giáp: Là loại bệnh của tuyến giáp gặp nhiều nhất; tuyến giáp to lên hoặc nổi u nổi cục, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc  bình thường, không có dấu hiệu gì của bệnh cường hay suy tuyến giáp. Xét nghiệm máu thấy lượng T4 và TSH ở trị số bình thường. Có khi tuyến giáp cứ ngày một lớn lên rồi chèn ép các cơ quan  chung quanh làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu ở cổ, khó thở, khó nuốt, hay ho. Có thể gặp các trường hợp bướu tuyến giáp như sau:

- Tuyến giáp to đều, không đau; tuyến to nhiều mất thẩm mỹ hoặc chèn ép khiến bệnh nhân khó thở, ho, cần phải uống thuốc thyroxine để tuyến nhỏ lại, thường sau 3-6 tháng có kết quả; song  có thể phải dùng thuốc trong một thời gian  dài hoặc suốt đời để tuyến không lớn lên. Nếu dùng thuốc không kết quả cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần lớn tuyến, chỉ chừa lại một phần nhỏ để duy trì sản xuất chất thyroxine.

- Tuyến to kiểu lổn nhổn: bệnh nhân thường không có triệu chứng, không cần điều trị.

- Tuyến chỉ có một vị trí to tròn lên, còn lại cả tuyến giáp bình thường. Trường hợp này cần theo dõi và sinh thiết xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ác tính của khối u để xử lý kịp thời.


________________________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Bướu cổ có phải là cường giáp?

Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi muốn hỏi: Bệnh cường giáp có phải là bướu cổ thường không? Tôi đi khám ở bệnh viện ung bướu Tp HCM, kết quả xét nghiệm và siêu âm là cường giáp, có nhiều hạch dạng viêm, tăng sinh mạch máu.
Vậy tôi muốn hỏi, bệnh như vậy có nguy hiểm lắm không? Bây giờ có mổ được không? Và tại sao bác sĩ lại khuyên không ăn muối i-ốt và hải sản, đồng thời cho uống thuốc Bar và Tapazol ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, uống trong 2 năm? 

Trả lời:
Xin bạn đọc thêm những phần trả lời trước về bệnh cường giáp. Phần lớn là do bệnh Basedow gây ra (còn gọi là bệnh Graves). Bệnh này thường làm tuyến giáp to ra, siêu âm có nhiều mạch máu trong bướu. Nếu bạn có nhiều hạch dạng viêm thì nên tìm hiểu thêm về tính chất, vị trí và nguyên nhân của các hạch này, thường thì các bệnh cường giáp không gây ra hạch viêm.
Bướu cổ (bướu giáp) là tên gọi chung cho tất cả trường bệnh lý gây tuyến giáp to. “Bướu cổ thường” là cách nói không chính thức, dành cho các trường hợp tuyến giáp to mà không gây ra rối loạn gì cả, không gây ra cường giáp hay suy giáp, cũng không phải ung thư. Như vậy trường hợp của bạn không gọi là “bướu giáp thường”. Bệnh của bạn, loại bệnh bướu giáp gây ra cường giáp, được gọi là “bướu độc”.
Đây là loại bệnh có thể chữa trị được và không còn là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh này không được điều trị hoặc điều trị không đúng, người bệnh có thể bị các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe không thể hồi phục lại được (như suy tim chẳng hạn) thậm chí đe dọa tính mạng.
Việc quan trọng trong điều trị bệnh này là theo dõi, điều chỉnh thuốc lâu dài cho dù dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào (uống thuốc, uống i-ốt phóng xạ hay mổ), bởi vì các biện pháp này đều không đảm bảo sẽ ổn định bệnh hoàn toàn.
Bạn còn trẻ và mới điều trị thuốc đợt đầu tiên. Bạn nên tiếp tục điều trị bằng thuốc và chưa cần nghĩ đến i-ốt phóng xạ hay mổ, nếu như bướu không quá to và không bị dị ứng khi uống thuốc.
BAR là thuốc lợi gan mật. Tapazol là thuốc kháng giáp, hiện nay bạn dùng 4 viên nhưng sau một thời gian cần phải giảm liều, và trung bình điều trị kéo dài 12-24 tháng. Không nên ăn muối i-ốt và các hải sản, đặc biệt là rong biển, bởi vì có chứa nhiều i-ốt làm tình trạng cường giáp khó ổn định.

____________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Bướu cổ - bệnh có thể phòng

Các nghiên cứu về bệnh bướu cổ cho thấy chế độ dinh dưỡng và nước uống là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bướu cổ. Chính vì vậy, bệnh này có thể đề phòng bằng các biện pháp bổ sung muối i-ốt qua một số thực phẩm, nước uống, dầu i-ốt tiêm hoặc uống. Trong đó, bổ sung i-ốt qua muối ăn được chứng minh là biện pháp hiệu quả nhất. 


Tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, chị Hà Thị Thu Cúc, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đang chuẩn bị xuất viện. Chị vẫn chưa thể nói chuyện được nhưng sắc mặt đã hồng hào và sức khỏe đã khá hơn. Theo lời kể của người nhà chị Cúc, cách nay khoảng 2 tháng, chị phát hiện ở cổ nổi cục u nhỏ bằng lóng tay. Sau đó, khối u này nhanh chóng phát triển, to bằng cùm tay. Kèm theo đó, chị Cúc thường bị nhức đầu, chóng mặt... Đến khám tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chị bị mắc bệnh bướu giáp nhân, phải mổ cắt bỏ bướu.

Chị Nguyễn Thị Như Thảo, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, cũng mắc bệnh bướu cổ khoảng 3- 4 tháng nay nhưng là dạng bướu đơn thuần, kích thước nhỏ. Vì vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, chị điều trị nội khoa- uống thuốc kết hợp chế độ ăn uống, bù lượng thiếu hụt i-ốt. Chị Thảo nói: “Ban đầu, tôi cảm thấy cổ mình bị vướng, rờ trên cổ nổi cục nhỏ, khó chịu. Tôi đến Trung tâm y tế Dự phòng thành phố khám, mới biết bị bướu cổ. Tôi rất lo lắng nhưng được bác sĩ tư vấn chỉ cần uống thuốc theo toa và ăn bổ sung i-ốt, từ từ sẽ hết nên tôi cũng an tâm phần nào”.

Chị Cúc và chị Thảo là 2 trường hợp mắc bướu cổ được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ, bệnh nhân bướu cổ, nếu phát hiện trễ, bướu quá to hay bướu độc sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết: “Cùng là bệnh bướu cổ nhưng tùy từng trường hợp cụ thể, bướu cổ loại gì mà có hướng điều trị khác nhau. Nếu là bướu cổ đơn thuần, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc kết hợp sử dụng các thức ăn có i-ốt hoặc muối i-ốt. Đối với bướu nhân đơn thuần đã điều trị nội khoa thất bại thì phải chuyển sang phẫu thuật. Trường hợp bướu nang, kích thước nhỏ, có thể điều trị bằng cách chọc hút...”.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Văn Nghĩa, bệnh bướu cổ thường gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do các rối loạn thiếu i-ốt. Phần lớn bệnh nhân mắc bướu cổ là đối tượng nhạy cảm với thiếu i-ốt: trẻ em từ 8-12 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở khu vực Tây Nam Bộ, bệnh nhân bị bướu cổ đa phần là bướu đơn thuần, chỉ cần điều trị nội khoa từ 6- 8 tháng. Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo: “Nếu người bệnh phát hiện vùng cổ to ra, thấy vướng và khó thở, nên nhanh chóng đến cơ cở y tế để khám, phát hiện và điều trị sớm. Phát hiện trễ, bướu quá to sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của bệnh nhân và gây khó khăn cho việc điều trị”.

Theo thống kê của Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, khoảng 80% bệnh nhân bướu cổ đến khám và điều trị là dạng bướu cổ đơn thuần. Tương tự, tại Khoa Sốt rét - Nội tiết, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Cần Thơ, bình quân mỗi tháng, có khoảng 200 lượt bệnh nhân đến khám bướu cổ. Trong đó, bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ đơn thuần chiếm trên 65%. Theo bác sĩ Huỳnh Thị Liễu, Khoa Sốt rét - Nội tiết, nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy người dân ở vùng ngập lũ nhiều, có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ khá cao. Bác sĩ Liễu nói: “Biến chứng của bướu cổ là kích thước vùng cổ to lên, gây chèn ép khí quản, thực quản, dây thần kinh nên người bệnh cảm thấy khó thở, khó nuốt, nhức đầu... Để phòng bệnh bướu cổ, nên chú ý bổ sung đầy đủ i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày”.

Theo các bác sĩ, có nhiều phương pháp bổ sung i-ốt; trong đó, phương pháp tốt nhất là bổ sung i-ốt qua đường ăn uống. Việc bổ sung i-ốt phải phù hợp với nhu cầu sinh lý, phải liên tục, lâu dài kể cả sau khi thanh toán các rối loạn do thiếu i-ốt. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày cho các đối tượng ở các lứa tuổi như sau: thanh thiếu niên và người trưởng thành: 150 mcg/ngày; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 200 mcg/ngày; trẻ em từ 1-11 tuổi: 90-120 mcg/ngày; trẻ sơ sinh 0-12 tháng: 50 mcg/ngày.

Bướu cổ không phải là bệnh khó trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng. Trong trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật thì với những tiến bộ của y học hiện nay, đó không phải là điều đáng ngại. Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cũng đã thực hiện mổ nội soi bướu cổ. Đặc biệt, đây là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một chế độ ăn uống đảm bảo đủ chất, khoa học, phù hợp. Bác sĩ Huỳnh Thị Liễu khuyên: “Khi nghi ngờ bị bướu giáp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được khám, tư vấn, xác định loại bướu, từ đó, có hướng điều trị phù hợp. Bướu cổ đơn thuần không phải là bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên quá lo lắng. Mặt khác, mọi người cần có ý thức bổ sung lượng i-ốt đầy đủ bằng cách sử dụng muối i-ốt hoặc các loại thức ăn có chế phẩm i-ốt để phòng bệnh”. 


__________________________________________________


Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com
Đọc tiếp →

Ăn cải xoong phòng ngừa bướu cổ

Cây cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh.
 

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C).

Thường cải xoong được dùng tươi, ngày 20 - 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải  xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho.

Ở miền núi, nơi có bệnh bướu cổ lưu hành, việc phát triển trồng cải xoong rất tốt, không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể.

Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt.

Về thành phần hoá học, trong 100g cải xoong có 93,7g nước, 2,1g protit, 1,4g gluxit, 2g xenlulo, 69mg canxi, 28mg photpho, 1,6mg sắt, nhiều iốt và vitamin C. Cây có hoạt chất gọi là senevol và tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%.
  
Cách làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm một mớ cải xoong khoảng 200g; Một quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ.

Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách.

Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh.

Ngoài ra, cải xoong còn được dùng chữa một số bệnh khác, như tàn nhang, tăng huyết áp, bí tiểu tiện...

Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch.

Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn.

Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml.

_________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc tiếp →