Bướu cổ đơn thuần là một bệnh to tuyến giáp thường do thiếu iot, hay gặp ở một số vùng nhất định (thường ở miền núi) nên còn gọi là bướu cổ địa phương, nữ mắc bệnh nhiều. Có khi là bướu cổ tán phát. Trong một số trường hợp, bướu cổ là phản ứng của tuyến giáp đối với sự mất cân bằng của nội tiết tuyến giáp.
Bướu cổ đơn thuần thường chia làm 2 loại: địa phương tính (tập trung ở một số vùng nhiều người mắc) và tản phát tính (nơi nào cũng có người mắc, thường gặp nhiều ở lứa tuổỉ trưởng thành, lúc có thai, cho con bú và thời kỳ tắt kinh.
Bướu cổ đơn thuần thuộc chứng "Anh" trong y học cổ truyền. Y văn cổ Trung Quốc trên 300 năm trước công nguyên đã có ghi về bệnh này như sách "Trửu Hậu Phương" đầu tiên đã ghi dùng Hải tảo (có iốt) để trị chứng ‘Anh’. Sách "Ngoại Đài Bí Yếu" đời Đường ghi 36 bài thuốc trị chứng 'Anh" trong đó 27 bài gồm các vị thuốc có chất iốt.
B- Nguyên Nhân Bệnh Lý Theo Y Học Cổ Truyền
+ Bướu cổ địa phương: Do thiếu iốt. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém... nên tuy cùng sống một địa phương mà cũng chỉ một số mắc bệnh (mặc dù qua kiểm tra tất cả người dân trong vùng đều có tuyến giáp khát iốt (gắn iốt phóng xạ tăng).
+ Bướu cổ tán phát: gặp ở nữ nhiều hơn. Nhiều học giả cho là do phản ứng của tuyến giáp, hoặc bài tiết không đủ, hoặc do nhu cầu tăng, nội tiết tuyến giáp không dủ, tuyến làm việc tăng (phản ứng bù trừ) làm cho tổ chức tuyến tăng sinh phì đại. Những yếu tố có liên quan:
* Dị hình bẩm sinh nội tiết: hấp thụ các yếu tố kháng giáp có trong thức ăn hoặc do thuốc. Thường kèm với suy giáp kéo dài hoặc thoáng qua.
* Tăng nhu cầu nội tiết giáp: tuổi dậy thì, có thai, tắt kinh. Cũng có trường hợp chưa rõ nguyên nhân. Y học cổ truyền cho rằng bệnh ANH phát sinh là do liên quan với đất nước nơi ăn ở và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: "Vùng núi đất đen có nguồn nước chảy ra không thể sống lâu ở đó, ăn uống nước đó dễ mắc bệnh "anh".
Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ cũng ghi: "Người vùng Trường An... uống nước cát dễ mắc bệnh anh”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi về tình chí có liên quan đến bệnh như sau: "Bệnh "anh" là do lo lắng nhiều, khí kết mà sinh ra"..
Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp, khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thướng can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hổ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết, mà 2 mạch Xung, Nhâm liên hệ nhiều với kinh can, do đó, phụ nữ có kinh, thai nghén cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh.
C- Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:
Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.
Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
D- Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên đã mô tả).
- Xét nghiệm: Chuyển hóa cơ bản bình thường, iốt - protein trong huyết tương bình thường. Tỷ suất gắn iốt phóng xạ rất tăng trong bướu giáp địa phương tính nhưng gần như bình thường trong bướu giáp tản phát.
Khi thấy bướu cứng không đau có nhân, cần cảnh giác ung thư, nên làm giáp đồ bằng phóng xạ và làm sinh thiết.
Bướu cổ đơn thuần thuộc chứng "Anh" trong y học cổ truyền. Y văn cổ Trung Quốc trên 300 năm trước công nguyên đã có ghi về bệnh này như sách "Trửu Hậu Phương" đầu tiên đã ghi dùng Hải tảo (có iốt) để trị chứng ‘Anh’. Sách "Ngoại Đài Bí Yếu" đời Đường ghi 36 bài thuốc trị chứng 'Anh" trong đó 27 bài gồm các vị thuốc có chất iốt.
B- Nguyên Nhân Bệnh Lý Theo Y Học Cổ Truyền
+ Bướu cổ địa phương: Do thiếu iốt. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như di truyền, thiếu một số thức ăn khác, điều kiện vệ sinh kém... nên tuy cùng sống một địa phương mà cũng chỉ một số mắc bệnh (mặc dù qua kiểm tra tất cả người dân trong vùng đều có tuyến giáp khát iốt (gắn iốt phóng xạ tăng).
+ Bướu cổ tán phát: gặp ở nữ nhiều hơn. Nhiều học giả cho là do phản ứng của tuyến giáp, hoặc bài tiết không đủ, hoặc do nhu cầu tăng, nội tiết tuyến giáp không dủ, tuyến làm việc tăng (phản ứng bù trừ) làm cho tổ chức tuyến tăng sinh phì đại. Những yếu tố có liên quan:
* Dị hình bẩm sinh nội tiết: hấp thụ các yếu tố kháng giáp có trong thức ăn hoặc do thuốc. Thường kèm với suy giáp kéo dài hoặc thoáng qua.
* Tăng nhu cầu nội tiết giáp: tuổi dậy thì, có thai, tắt kinh. Cũng có trường hợp chưa rõ nguyên nhân. Y học cổ truyền cho rằng bệnh ANH phát sinh là do liên quan với đất nước nơi ăn ở và tình chí (trạng thái tinh thần) thay đổi. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: "Vùng núi đất đen có nguồn nước chảy ra không thể sống lâu ở đó, ăn uống nước đó dễ mắc bệnh "anh".
Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ cũng ghi: "Người vùng Trường An... uống nước cát dễ mắc bệnh anh”.
Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi về tình chí có liên quan đến bệnh như sau: "Bệnh "anh" là do lo lắng nhiều, khí kết mà sinh ra"..
Bệnh lý chủ yếu là đàm thấp, khí trệ: Người bệnh có tỳ khí kém, thêm ảnh hưởng của thức ăn nước uống làm cho đàm thấp nội sinh, đàm thấp sinh nhiều càng tăng thêm khí trệ mà sinh bệnh. Hoặc do tức giận, thướng can, can khí không thông đạt, uất nên sinh đờm, đờm khí kết ở cổ mà sinh bệnh. Đàm thấp và khí trệ là hổ tương nhân quả cho nên khối u ngày càng to thêm. Cũng do can chủ sơ tiết, mà 2 mạch Xung, Nhâm liên hệ nhiều với kinh can, do đó, phụ nữ có kinh, thai nghén cho con bú đều liên quan đến khí huyết của can, những lúc đó dễ mắc bệnh.
C- Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:
Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.
Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
D- Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng (như trên đã mô tả).
- Xét nghiệm: Chuyển hóa cơ bản bình thường, iốt - protein trong huyết tương bình thường. Tỷ suất gắn iốt phóng xạ rất tăng trong bướu giáp địa phương tính nhưng gần như bình thường trong bướu giáp tản phát.
Khi thấy bướu cứng không đau có nhân, cần cảnh giác ung thư, nên làm giáp đồ bằng phóng xạ và làm sinh thiết.
E- Điều trị
Biện chứng luận trị theo YHCT:
Thường điều trị theo 2 thể bệnh sau:
l) Thể khí trệ:
Chứng: Bướu cổ to thường tăng lên lúc tức giận, lúc có kinh hoặc có thai. Bụng đầy sườn đau, bụng dưới đau, rêu mỏng, mạch Huyền.
Phép trị: Lý khí, giải uất.
- Bài thuốc: Tứ Hải Thư Uất Hoàn thêm Hương phụ, Uất kim (Hải cáp phấn 8g, Hải đới 30g, Hải tảo 30g, Hải phiêu tiêu, Côn bố đều 20g - 30g, Trần bì 8g, Mộc hương, Hương phụ, Uất kim đều 12g.
Trường hợp khí uất hóa hỏa, ngườỉ phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, nhiều mồ hôi, tay run: thêm Đơn bì, Sơn chi, Liên tử tâm, Hoàng liên, Hạ khô thảo, Long đởm thảo.
2) Thể đàm thấp
Chứng: Bướu cổ to, chân tay mệt mỏi, buồn ngủ, ngực tức, kém ăn, bụng đầy, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, mạch Hoạt.
Phép trị: Hóa đàm, nhuyễn kiên, kiện tỳ, trừ thấp.
Bài thuốc: Lục Quân Tử Thang Hợp Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm (Hải tảo, Hải đới, Côn bố đều 30g, Trần bì, Bán hạ, Xuyên khung đều 8g, Đương qui, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Triết Bối mẫu đều 12g, Cam thảo 4g).
Gia giảm: Chân tay lạnh, sợ lạnh thêm Nhục quế 3 - 4g, Phụ tử (chế) 6 - 10g, bướu to có cục gia Đơn sâm 12g, Hương phụ (chế) 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g.
2. Một Số Bài Thuốc Đơn Giản.
l) Hải đới 100g, sắc uống mỗi ngày ăn luôn bã.
2) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hòan, mỗi lần uống 10 - 20g ngậm nuốt, sau bữa cơm tối. Có thể dùng lâu dài.
3) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nbau, Thanh bì lượng l/3 của Côn bố, sao vàng tán bột làm hòan. Mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn tối. Uống lâu dài.
4) Uất kim, Đơn sâm, Hải tảo đều 15g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể cho đường uống thường xuyên, liên tục trong 3 - 4 tuần. Dùng cho thể khí huyết ứ trệ.5) Hải đới 60g, Đậu xanh 150g. Nấu chín, cho đường ăn hàng ngày.
6) Côn bố, Hải tảo, Đậu nành 150 - 200g.
Nấụ chín hoặc thêm đường để ăn thường xuyên.
7) Hạt khô thảo 30g, Hải tảo 60g, sắc uống.
8) Triết Bối mẫu, Hảỉ tảo, Mẫu lệ đều 12g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Uống trước khi ăn với rượu trắng.
9) Bạch thược 15g, Huyền sâm 9g, Hạ khô thảo 30g, Hải phù thạch 30g, Hương phụ (chế) 12g, Bạch giới tử 12g. Sắc uống. Thêm Cương tàm 12g, Trạch tả 15g, Thất diệp nhất chi hoa 20g, kết quả càng tốt.
10) Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Bạch tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn cho mật làm hoàn IOg.
Mỗi ngày uống 2 - 3 hoàn với nước sôi nguội.
11) Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g. Sắc uống.
12) Lá Sinh địa (Sinh đia diệp), Hạ khô thảo 30g, Sơn tra 20g, sắc uống.
4. Điều trị bằng châm cứu
1) THỂ CHÂM
Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trrị Liệu Học’:
a- Âm hư hỏa vượng
Chẩn đoán yếu điểm: Cơ thể gầy ốm, ăn nhiều, mất ngủ, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế Sác.
Phép trị: Tư âm, giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
Phương huyệt: Nhu hội, Khí xá, Gian sử, Thái xung, Thái khê. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 15 ngày là 1 liệu trình.
- GT: Nhu hội là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương với mạch Dương duy, để tuyên thông khí của tam tiêu, sơ đạo ứ trệ; Phối hợp với huyệt Khí xá của kinh dương minh để tiêu ứ trệ tại vùng bướu; Gian sử thuộc kinh Tâm bào, chuyên trị hồi hộp, phiền nhiệt; Thái xung giáng can hỏa; Thái khê tư thận âm, để tư âm giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
- GG:
+ Mắt lồi: thêm Thiên trụ, Phong trì.
+ Mất ngủ: thêm Đởm du, Tâm du.
+ Sốt về chiều: thêm Đại chùy, Lao cung.
+ Mồ hôi trộm: thêm Âm khích, Hậu khê.
+ Cơ thể gầy ốm: thêm Tam âm giao, Túc tam lý.
b- Khí và Âm đều hư
- Phép trị: ích khí, dưỡng âm, tán kết, tiêu anh.
Phương huyệt: Hợp cốc, Thiên đỉnh, Thiên đột, Quan nguyên, Chiếu hải. Châm bổ. Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 20 lần là 1 liệu trình.
- GT: Vùng cổ liên hệ với kinh thủ, túc dương minh (Đại trường, Vị) vì vậy, dùng huyệt Thiên đỉnh, Thiên đột hợp với Hợp cốc để sơ thông kinh lạc, tán kết, tiêu anh; Quan nguyên bổ ích nguyên khí; Chiếu hải tư dưỡng thận âm, để ích khí, dưỡng âm.
- GG:
+ Hồi hộp: thêm Nội quan, Thần môn.
+ Tiêu lỏng: thêm Thiên xu, Công tôn, Tỳ du.
Sách ‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’:
1- Huyệt vị: A thị huyệt là huyệt chính. Có hai nhóm huyệt phối hợp.
Nhóm một: Thiên đột (XIV.22), Kiên tỉnh (XI.21), Hợp cốc (II.4).
Nhóm hai: Khí xá( III. 11), Thiên tĩnh (X. 10), Túc tam Lý (III.36).
Mỗi nhóm được sử dụng luân phiên trong mỗi liệu trình 7 ngày.
2- Tiến trình: Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi ngả ra sau. Châm khối bướu từ 3 - 5 lần. Độ sâu khi châm tùy theo kích thước của khối bướu.Trong những trường hợp thông thường, có thể châm kim thẳng từ đỉnh bướu xuống đến trung tâm bướu hoặc châm kim xuyên qua tổ chức dưới da từ bờ bên này qua bờ bên kia khối bướu.
Hướng châm, độ sâu và thao tác châm được áp dụng cho các huyệt như sau:
- Thiên đột: châm hướng xuống góc 45o, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Khí xá: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Kiên tỉnh: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0.5 thốn, vê kim. Hợp cốc: châm thẳng góc, sâu 1 - 1,5 thốn, vê và cọ kim. Thiên tỉnh: châm hướng nghiêng góc 30o sâu 0,5 - 1 thốn, nâng, đẩy và vê kim.
Lưu kim 30 - 60 phút, 10 - 20 phút kích thích 1 lần. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ hai ngày lại tiếp tục.
2. NHĨ CHÂM
Nội tiết, Dưới vỏ não, Tuyến giáp. Phương pháp châm: dùng hào châm hoặc nhĩ hoàn gài kim, mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt. Dùng hào châm châm cách nhật, 30 lần châm là một liệu trình. Gài nhĩ hoàn thì 3 ngày liên tục dặn bệnh nhân tự ấn huyệt ngày 3 lần, sau khi lấy kim, thay kim gài huyệt khác, 10 lần gài kim là một liệu trình.
Y ÁN BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN
(Trích trong ‘‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền).
Bệnh nhân Lưu, nam, 49 tuổi, cán bộ, nhập điều trị ngoại trú ngày 23/6/1977.
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì cổ bị cấn và khó thở.
Thăm khám: Tim phổi bình thường, ăn uống tốt. Tuyến giáp lớn bờ có ranh giới rõ, nhưng mặt đáy không rõ và chỉ hơi di động. Khối u mềm và di động khi nuốt. Huyết áp 140/90 mmhg. Thân nhiệt 36,6oC. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
Chẩn đoán là bướu giáp đơn thuần. Châm các A thị huyệt, Thiên đột, Kiên tỉnh và Hợp cốc theo phương pháp trên, lưu kim trong 30 phút, thao tác kim mỗi 10 phút.
Phương huyệt được thực hiện ngày một lần. Bảy ngày là một liệu trình với một khoảng nghỉ 2 ngày.
Khối u hơi nhỏ sau liệu trình thứ nhất. Hô hấp cũng trở nên bình thường.
Khối bướu giảm kích thước còn một nửa sau liệu trình thứ hai khi vẫn duy trì châm A thị huyệt, Khí xá, Thiên tỉnh và Túc tam lý với kỹ thuật thao tác và độ sâu như đã nói ở trên. Liệu trình thứ ba thực hiện như liệu trình thứ nhất và bệnh được chữa khỏi từ đó. Không thấy biểu hiện gì bất thường sau nửa năm.
Biện chứng luận trị theo YHCT:
Thường điều trị theo 2 thể bệnh sau:
l) Thể khí trệ:
Chứng: Bướu cổ to thường tăng lên lúc tức giận, lúc có kinh hoặc có thai. Bụng đầy sườn đau, bụng dưới đau, rêu mỏng, mạch Huyền.
Phép trị: Lý khí, giải uất.
- Bài thuốc: Tứ Hải Thư Uất Hoàn thêm Hương phụ, Uất kim (Hải cáp phấn 8g, Hải đới 30g, Hải tảo 30g, Hải phiêu tiêu, Côn bố đều 20g - 30g, Trần bì 8g, Mộc hương, Hương phụ, Uất kim đều 12g.
Trường hợp khí uất hóa hỏa, ngườỉ phiền táo, dễ tức giận, hồi hộp mất ngủ, nhiều mồ hôi, tay run: thêm Đơn bì, Sơn chi, Liên tử tâm, Hoàng liên, Hạ khô thảo, Long đởm thảo.
2) Thể đàm thấp
Chứng: Bướu cổ to, chân tay mệt mỏi, buồn ngủ, ngực tức, kém ăn, bụng đầy, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày, mạch Hoạt.
Phép trị: Hóa đàm, nhuyễn kiên, kiện tỳ, trừ thấp.
Bài thuốc: Lục Quân Tử Thang Hợp Hải Tảo Ngọc Hồ Thang gia giảm (Hải tảo, Hải đới, Côn bố đều 30g, Trần bì, Bán hạ, Xuyên khung đều 8g, Đương qui, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Triết Bối mẫu đều 12g, Cam thảo 4g).
Gia giảm: Chân tay lạnh, sợ lạnh thêm Nhục quế 3 - 4g, Phụ tử (chế) 6 - 10g, bướu to có cục gia Đơn sâm 12g, Hương phụ (chế) 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 6g.
2. Một Số Bài Thuốc Đơn Giản.
l) Hải đới 100g, sắc uống mỗi ngày ăn luôn bã.
2) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nhau tán bột mịn luyện mật làm hòan, mỗi lần uống 10 - 20g ngậm nuốt, sau bữa cơm tối. Có thể dùng lâu dài.
3) Hải tảo, Côn bố lượng bằng nbau, Thanh bì lượng l/3 của Côn bố, sao vàng tán bột làm hòan. Mỗi ngày uống 10g sau bữa ăn tối. Uống lâu dài.
4) Uất kim, Đơn sâm, Hải tảo đều 15g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể cho đường uống thường xuyên, liên tục trong 3 - 4 tuần. Dùng cho thể khí huyết ứ trệ.5) Hải đới 60g, Đậu xanh 150g. Nấu chín, cho đường ăn hàng ngày.
6) Côn bố, Hải tảo, Đậu nành 150 - 200g.
Nấụ chín hoặc thêm đường để ăn thường xuyên.
7) Hạt khô thảo 30g, Hải tảo 60g, sắc uống.
8) Triết Bối mẫu, Hảỉ tảo, Mẫu lệ đều 12g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Uống trước khi ăn với rượu trắng.
9) Bạch thược 15g, Huyền sâm 9g, Hạ khô thảo 30g, Hải phù thạch 30g, Hương phụ (chế) 12g, Bạch giới tử 12g. Sắc uống. Thêm Cương tàm 12g, Trạch tả 15g, Thất diệp nhất chi hoa 20g, kết quả càng tốt.
10) Mẫu lệ, Hải tảo, Côn bố, Bạch tật lê, Bạch thược, Sinh địa, Huyền sâm, Kỷ tử, Sung úy tử lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn cho mật làm hoàn IOg.
Mỗi ngày uống 2 - 3 hoàn với nước sôi nguội.
11) Hà thủ ô 20g, Ô mai 10g, Côn bố 15g. Sắc uống.
12) Lá Sinh địa (Sinh đia diệp), Hạ khô thảo 30g, Sơn tra 20g, sắc uống.
4. Điều trị bằng châm cứu
1) THỂ CHÂM
Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trrị Liệu Học’:
a- Âm hư hỏa vượng
Chẩn đoán yếu điểm: Cơ thể gầy ốm, ăn nhiều, mất ngủ, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế Sác.
Phép trị: Tư âm, giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
Phương huyệt: Nhu hội, Khí xá, Gian sử, Thái xung, Thái khê. Mỗi ngày hoặc cách ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 15 ngày là 1 liệu trình.
- GT: Nhu hội là huyệt hội của kinh thủ Thiếu dương với mạch Dương duy, để tuyên thông khí của tam tiêu, sơ đạo ứ trệ; Phối hợp với huyệt Khí xá của kinh dương minh để tiêu ứ trệ tại vùng bướu; Gian sử thuộc kinh Tâm bào, chuyên trị hồi hộp, phiền nhiệt; Thái xung giáng can hỏa; Thái khê tư thận âm, để tư âm giáng hỏa, hóa trệ, tiêu anh.
- GG:
+ Mắt lồi: thêm Thiên trụ, Phong trì.
+ Mất ngủ: thêm Đởm du, Tâm du.
+ Sốt về chiều: thêm Đại chùy, Lao cung.
+ Mồ hôi trộm: thêm Âm khích, Hậu khê.
+ Cơ thể gầy ốm: thêm Tam âm giao, Túc tam lý.
b- Khí và Âm đều hư
- Phép trị: ích khí, dưỡng âm, tán kết, tiêu anh.
Phương huyệt: Hợp cốc, Thiên đỉnh, Thiên đột, Quan nguyên, Chiếu hải. Châm bổ. Mỗi ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút. 20 lần là 1 liệu trình.
- GT: Vùng cổ liên hệ với kinh thủ, túc dương minh (Đại trường, Vị) vì vậy, dùng huyệt Thiên đỉnh, Thiên đột hợp với Hợp cốc để sơ thông kinh lạc, tán kết, tiêu anh; Quan nguyên bổ ích nguyên khí; Chiếu hải tư dưỡng thận âm, để ích khí, dưỡng âm.
- GG:
+ Hồi hộp: thêm Nội quan, Thần môn.
+ Tiêu lỏng: thêm Thiên xu, Công tôn, Tỳ du.
Sách ‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’:
1- Huyệt vị: A thị huyệt là huyệt chính. Có hai nhóm huyệt phối hợp.
Nhóm một: Thiên đột (XIV.22), Kiên tỉnh (XI.21), Hợp cốc (II.4).
Nhóm hai: Khí xá( III. 11), Thiên tĩnh (X. 10), Túc tam Lý (III.36).
Mỗi nhóm được sử dụng luân phiên trong mỗi liệu trình 7 ngày.
2- Tiến trình: Bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi ngả ra sau. Châm khối bướu từ 3 - 5 lần. Độ sâu khi châm tùy theo kích thước của khối bướu.Trong những trường hợp thông thường, có thể châm kim thẳng từ đỉnh bướu xuống đến trung tâm bướu hoặc châm kim xuyên qua tổ chức dưới da từ bờ bên này qua bờ bên kia khối bướu.
Hướng châm, độ sâu và thao tác châm được áp dụng cho các huyệt như sau:
- Thiên đột: châm hướng xuống góc 45o, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Khí xá: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0,5 thốn, vê kim. Kiên tỉnh: châm thẳng góc, sâu 0,3 - 0.5 thốn, vê kim. Hợp cốc: châm thẳng góc, sâu 1 - 1,5 thốn, vê và cọ kim. Thiên tỉnh: châm hướng nghiêng góc 30o sâu 0,5 - 1 thốn, nâng, đẩy và vê kim.
Lưu kim 30 - 60 phút, 10 - 20 phút kích thích 1 lần. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ hai ngày lại tiếp tục.
2. NHĨ CHÂM
Nội tiết, Dưới vỏ não, Tuyến giáp. Phương pháp châm: dùng hào châm hoặc nhĩ hoàn gài kim, mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt. Dùng hào châm châm cách nhật, 30 lần châm là một liệu trình. Gài nhĩ hoàn thì 3 ngày liên tục dặn bệnh nhân tự ấn huyệt ngày 3 lần, sau khi lấy kim, thay kim gài huyệt khác, 10 lần gài kim là một liệu trình.
Y ÁN BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN
(Trích trong ‘‘ Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền).
Bệnh nhân Lưu, nam, 49 tuổi, cán bộ, nhập điều trị ngoại trú ngày 23/6/1977.
Bệnh nhân cảm thấy khó chịu vì cổ bị cấn và khó thở.
Thăm khám: Tim phổi bình thường, ăn uống tốt. Tuyến giáp lớn bờ có ranh giới rõ, nhưng mặt đáy không rõ và chỉ hơi di động. Khối u mềm và di động khi nuốt. Huyết áp 140/90 mmhg. Thân nhiệt 36,6oC. Rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
Chẩn đoán là bướu giáp đơn thuần. Châm các A thị huyệt, Thiên đột, Kiên tỉnh và Hợp cốc theo phương pháp trên, lưu kim trong 30 phút, thao tác kim mỗi 10 phút.
Phương huyệt được thực hiện ngày một lần. Bảy ngày là một liệu trình với một khoảng nghỉ 2 ngày.
Khối u hơi nhỏ sau liệu trình thứ nhất. Hô hấp cũng trở nên bình thường.
Khối bướu giảm kích thước còn một nửa sau liệu trình thứ hai khi vẫn duy trì châm A thị huyệt, Khí xá, Thiên tỉnh và Túc tam lý với kỹ thuật thao tác và độ sâu như đã nói ở trên. Liệu trình thứ ba thực hiện như liệu trình thứ nhất và bệnh được chữa khỏi từ đó. Không thấy biểu hiện gì bất thường sau nửa năm.
_________________________________________________
Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.
Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com